Mâm cỗ chay cúng ông táo

0
101
5/5 - (5 bình chọn)
Lễ cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống được người Việt xem trọng. Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian.
Xuất phát từ tín ngưỡng mong cầu thần Bếp báo cáo những lời hay, ý đẹp với Ngọc hoàng, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng long trọng, tiễn ông Công ông Táo về trời.

Giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp được xem là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân 2023, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.

Cúng ông Công ông Táo là như thế nào?

Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.
Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành trọng thể. Ngày Tết ông Công ông táo là ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23/12 âm lịch) hàng năm. Cúng ông Công ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 14/1/2023 dương lịch.
Giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.

Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2023

– Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
– Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
– Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
– Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.
Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:
– Ngày 17 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
– Ngày 18 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).
– Ngày 20 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
– Ngày 23 tháng Chạp:
Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có: mũ ông Công gồm hai mũ Táo ông và một mũ Táo bà. Mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.
Đơn giản hơn nữa có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay theo trường phái trí tuệ. Theo đó, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống. Những người theo trường phái này không dâng cúng và đốt mũ, tiền vàng và cá chép giấy. Khi thắp hương xong, gia chủ sẽ mang cá thả ra sông.
Ngoài ra, mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Cũng cách chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo khác, gồm có: Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa; một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ, một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

Cơm Chay Hà Thành – Dịch Vụ Làm Cỗ Chay Trọn Gói Tại Nhà – Giá Chỉ Từ 500K

Từ lâu, ăn chay vào các dịp mùng một, ngày rằm đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Nếu như trước đây, việc ăn chay thường được các Phật tử tuân thủ, thì trong cuộc sống hiện đại, ngày càng nhiều người ở mọi độ tuổi lựa chọn các món ăn chay như một lối sống mới, vừa lành mạnh cho sức khỏe, thanh lọc cơ thể và an yên trong tâm hồn.

 

Nhờ đó, mà trong các đám giỗ, lễ tết hay các đám cưới hỏi, mâm cỗ chay xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, để làm cỗ chay đầy đủ chất, đa dạng các món ăn, đặc sắc trong hương vị và hấp dẫn về màu sắc là điều không dễ dàng. Vậy, hãy để Cơm chay Hà Thành giúp bạn làm những mâm cỗ chay đủ đầy và ngon miệng nhé!

Cơm chay Hà Thành – Nhà hàng đồ chay quen thuộc tại thủ đô

Xuất phát từ mong muốn lan tỏa việc ăn chay và tinh thần an nhiên của ăn chay đến với nhiều người hơn, Cơm chay Hà Thành từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc của nhiều người dân thủ đô mỗi khi tìm đến các món chay hay dịch vụ đặt cỗ chay.

Với chúng tôi, ẩm thực Việt Nam quả thực như một kho tàng quý báu để lưu giữ và sáng tạo thành các món chay bởi chỉ riêng ba miền Bắc, Trung, Nam hội tụ. Cơm chay Hà Thành đã khai phá ra hàng trăm món chay khác nhau với ba phong cách phong cách đồ chay khác biệt.

  • Món chay miền Bắc hướng tới sự tinh tế, thanh đạm nhưng không kém phần sang trọng và cầu kỳ, đặc biệt là về mặt bày trí, khiến dù các món chay có đơn giản tới đâu cũng trở nên hấp dẫn.

  • Miền Trung nắng gió luôn lưu giữ hương vị tê cay, đậm đà đặc trưng. Đặc biệt hơn, các món chay tại miền Trung luôn có sự hòa trộn khéo léo giữa nét ẩm thực cung đình Huế xưa với nét hiện đại, để chiều khẩu vị nhiều thực khách nhưng cũng không quên đi nét cổ truyền.

  • Xuôi về miền Nam nắng chan hoà, với tinh thần cởi mở và phóng khoáng, người miền Nam luôn sáng tạo ra những món ăn đa dạng, độc đáo từ những nguyên liệu đơn giản nhất. Tại các vùng quê Nam Bộ, ẩm thực chay còn được làm giàu thêm nhờ du nhập văn hoá chay của các dân tộc khác như người Khơ me, người Chăm hay người Trung tại Sài Gòn.

    Đặt cỗ chay tại Cơm chay Hà Thành

    Với mỗi vùng miền, Cơm chay Hà Thành lại chọn lọc ra những món ăn đặc trưng nhất, tỉ mỉ lựa chọn các nguyên liệu, cân đo về gia vị để biến tấu thành những món chay vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại lưu giữ được tinh thần ẩm thực truyền thống.

    Chỉ vậy thôi, Cơm chay Hà Thành đã tạo nên các mâm cỗ chay tròn vị, đủ món, bắt mắt và bắt vị. Để khi đặt cỗ chay tại nhà hàng, bạn không chỉ đơn thuần nhận được một mâm cỗ chay đơn thuần mà còn là:

    • Gìn giữ sự thanh tịnh của mâm cỗ chay khi cúng bởi các món ăn được nấu hoàn toàn bởi đội ngũ đầu bếp ăn thuần chay.

    • Nhà hàng sẽ hỗ trợ thực khách lựa chọn các món ăn theo nhu cầu của khách hàng để tạo nên một mâm cỗ chay trọn vẹn và như ý với chi phí hợp lý, chỉ từ 500k.

    • Giao hàng tận nơi dù chỉ một mâm – Bày biện mâm cỗ hoàn hảo cho thực khách

    • Khách hàng chỉ thanh toán khi nhà hàng giao và hoàn thành bày trí

    Các mâm cỗ chay tại Cơm chay Hà Thành 

    Ngày Tết cổ truyền đang cận kề, cơm chay Hà Thành đã tâm huyết tạo nên các mâm cỗ chay thuần Việt và chuẩn vị nhất để phục vụ cho việc dâng hương, thắp hương dịp Lễ, Tết. Mời bạn cùng tham khảo nhé!

     

    Phục vụ nhanh nhất chỉ cần Gọi điện trước 1h trong nội thành, và 1 ngày cho đơn ngoại.
    Địa chỉ: Số 17, ngõ 73, Giang Văn Minh, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
    Di động: 0906077598

Bài tiếp theoMâm cỗ chay cúng giao thừa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây